Quy trình sơn tường nhà mới, nhà cũ

Lên kế hoạch sơn nhà

1. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng.
Bạn ra quyết định sơn nhà dựa theo nhu cầu sử dụng của mình. Thường thì bạn tham khảo thêm bài viết chọn màu sơn nhà phù hợp phong thủy.
+ Nhà mới: Phải sơn.
+ Nhà cũ: Sơn lại thông thường do những trường hợp sau:
– Sơn lại theo định kỳ: Hầu hết trên thị trường, các loại sơn đều bảo hành từ 5 – 6 năm, tuy nhiên
trên thực tế sử dụng, chỉ khoảng 4 – 5 năm, bạn đã có thể lên kế hoạch sơn lại nhà, nguyên
nhân là do bụi bám vào tường, do thời tiết, do va chạm vào tường khi di chuyển đồ đạc, do trẻ em
nghịch phá, do tay bám vào những vị trí ra vào,…
+ Sơn lại nhà trước khi có sự kiện quan trọng. Ví dụ:Cưới hỏi, tổ chức tiệc tùng quan trọng, sơn lại đón tết,…
+ Nhà hư hỏng không nằm trong dự tính: Tại thời điểm làm mới, căn nhà của chúng ta có vẻ hoàn chỉnh, sau một vài năm bỗng phát sinh một số lỗi như thấm, dột, ẩm, nứt nẻ,..
+ Xử lý lỗi của tường nhà để sửa lại: Sau khi xử lý các lỗi, căn nhà có các vết bẩn tại chỗ xử lý, muốn cho đồng nhất, bạn buộc phải chọn giải pháp là thay áo cho nhà.
+ Nhà cải tạo nâng cấp: Giống nhà xây mới, chúng ta chắc chắn phải sơn lại.
+ Bạn muốn thay đổi phong cách nhà ở: Phong cách cũ đã nhàm chán, gia chủ muốn thay đổi
để tạo sự mới mẻ nên lên kế hoạch sơn nhà.
Dù là lý do gì, chúng ta cũng phải có một kế hoạch cụ thể, chi tiết để mọi việc được suôn sẻ, như ý.

 
2. Lựa chọn màu sắc thích hợp.
 
Màu sắc của sơn gồm một số màu gốc, các màu khác có được là do pha chế từ màu gốc. Tất cả các hãng sơn đáp ứng được bảng màu để bạn lựa chọn. Màu trên lý thuyết của các hãng cơ bản giống nhau. Màu thực tế tùy thuộc vào chất lượng sơn, chất lượng thi công và hệ thống sơn lựa chọn của bạn.
Sơn có nhiều chủng loại, nhãn hiệu nhưng phần lớn là sơn gốc nước.
Bạn cần xác định được tông màu trang trí (có thể nhờ tư vấn, tham khảo phần Lựa chọn) sau đó căn cứ vào điều kiện đầu tư để đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm sơn.
 
Màu sắc – chất lượng – chi phí có quan hệ với nhau như sau:
 
Chất lượng sơn phụ thuộc vào chi phí, trình độ thi công của thợ sơn và hệ thống sơn lựa chọn.
Xét với cùng một màu sắc, chất lượng và chi phí tỉ lệ thuận với nhau.
Các màu sắc pha chế giá cả cao hơn màu gốc nhưng không quá lớn.
 
3. Hệ thống sơn – Một hệ thống sơn đầy đủ bao gồm:
 
– Bả matit làm phẳng bề mặt: Lựa chọn bột trét dựa vào tiêu chí về độ bám dính, bột trét chất lượng thấp ảnh hưởng đến độ bền, tiến độ thi công và chi phí cả dự án sơn nhà. Có thể bả một lớp hay 2 lớp tùy thuộc vào lựa chọn gia chủ.
– Sơn lót: Sơn lót có tác dụng ngăn ẩm, ngăn kiềm, chống thẩm thấu. Bạn cũng có thể lựa chọn sơn lót 1 hay 2 lớp tùy thích.
– Sơn phủ: Tác dụng bảo vệ và trang trí.
Tùy vào chi phí và nhu cầu sử dụng, hệ thống có thể bỏ qua 1 hoặc 2 bước trên.
 
4. Chi phí đầu tư: Quyết định chất lượng, hệ thống sơn và loại sơn đang dùng.
 
Theo mức chất lượng, trên thị trường sơn nước chia làm 3 nhóm:
– Cao cấp (VD: Jotun,Jupiter, Dulux, Kova,…)
– Khá (VD: Agrin, Maxilite,Expo,..)
– Trung bình (Một số loại sơn khác ít tên tuổi hơn)
Sơn ngoại thất thường đắt hơn sơn nội thất vì yêu cầu kỹ thuật cao hơn.

5. Thợ sơn

Nên thuê thợ chuyên nghiệp, họ có kinh nghiệm, dụng cụ thi công an toàn. Chi phí thuê trên m2 không phải là quá cao.
Lựa chọn màu sắc và chất lượng sơn còn phụ thuộc nhiều yếu tố về tài chính và nguồn sơn
 
Các bước khi sơn nhà
1. Vệ sinh
– Nếu là nhà mới dùng giấy nhám hoặc đá mài cọ sạch bề mặt tường, quét hết bụi bẩn.
– Nếu là nhà cũ phải cạo sạch lớp sơn cũ, sau đó mới chà sạch bề mặt.
Công tác vệ sinh có bao gồm chuẩn bị hiện trường, che chắn đồ vật trong nhà, di chuyển các đồ vật ra khỏi vị trí cần sơn.
Rơi vãi trong thi công sơn là không thể tránh khỏi, cần có biện pháp che nền nhà tránh sơn bám vào, nên thường là rải bạt, rải cát lớp mỏng xuống nền.
Quá trình vệ sinh kèm theo quá trình kiểm tra lỗi của tường lần cuối.
 
2. Xử lý chống thấm, chống ẩm và các lỗi của tường triệt để
 
– Cần xử lý tất cả các lỗi trước khi sơn, một khi đã sơn xong mà chưa xử lý triệt để các lỗi, lớp sơn có thể nhanh chóng bị hỏng làm xấu ngôi nhà.
– Xử lý chống ẩm bằng sơn lót chống kiềm chuyên dụng, sơn chống thẩm thấu.
– Chống thấm: Xác định nguyên nhân thấm và xử lý triệt để, đây là nguyên nhân dẫn đến lỗi sơn nhanh nhất. Bước này có thể làm trước cả khi làm vệ sinh.
3. Bả
Bả bột trét có tác dụng làm phẳng bề mặt, giúp lớp sơn phủ được đẹp.
Bả làm giảm chi phí sơn, khi diện tích bề mặt bằng phẳng (vì hạt bã nhỏ hơn hạt cát) thì lượng sơn sử dụng để lót hoăc phủ là ít hơn. Giá sơn đắt hơn giá bã từ 3 – 5 lần xét trên cùng một diện tích thi công.
Có thể bả một lớp hoặc 2 lớp.
Thông thường chúng ta nghĩ bả tường sẽ khiến sơn hay bị bong, rộp, nhưng với công nghệ sơn ngày nay, các loại sơn tốt đã khắc phục.
 
4. Sơn lót
Có tác dụng chống tác động trực tiếp từ tường (hơi ẩm, hóa chất,…) lên lớp sơn phủ dẫn đến hư hỏng.
Có loại sơn lót thường và sơn lót chuyên dụng chống kiềm, chống thẩm thấu, chống xâm thực,…
5. Sơn phủ
Là bước cuối cùng, có tác dụng bảo vệ và trang trí
Các bước sơn nhà chuẩn sẽ tạo được đồ bền và đẹp
Quy trình sơn
 
Quy trình sơn là quá trình kiểm tra trước, trong và sau khi sơn để đảm bảo chất lượng.
 
1. Kiểm tra điều kiện môi trường
 
Tùy vào loại sơn có các tiêu chí kỹ thuật khác nhau, tuy nhiên điều kiện chung nhất là:
– Nhiệt độ môi trường <50, nhiệt độ bề mặt <80
– Độ ẩm không khí <80
– Không sơn trong điều kiện mưa, gió mạnh, không khí có bụi bẩn.
 
2. Kiểm tra về an toàn lao động
 
– Quần, áo , giày, mũ,kính,…
– Hệ thống giàn ráo.
– Hệ thống ánh sáng (để nhìn rõ bề mặt sơn, thông thường dùng ánh sáng đèn Neon để
kiểm tra là tốt nhất).
 
3. Kiểm tra chất lượng sơn
 
– Chọn đúng tên, chủng loại, màu sắc.
– Đọc kỹ đặc tính kỹ thuật của loại sơn.
 
4. Kiểm tra bề mặt trước khi sơn
 
– Làm sạch bề mặt sơn.
– Chuẩn bị dụng cụ sơn.
– Kiểm tra độ ẩm: Tường < 6%, gỗ <8%. (Giá trị thay đổi tùy loại sơn).
– Sơn sau khi làm vệ sinh không quá 6 tiếng.
 
5. Kiểm tra pha trộn sơn
 
– Chủng loại
– Về dung môi, tỉ lệ pha
– Trộn bằng máy
– Tỉ lệ giữa các thành phần
 
6. Tiến hành sơn
 
– Kiểm tra hoa văn, màu sắc
– Độ dùng màu sơn
– Sửa các lỗi chưa đạt yêu cầu
– Đảm bảo thời gian khô của sơn (phụ thuộc loại sơn)
 
7. Kiểm tra bề mặt hoàn thiện
 
– Kiểm tra màu hoa văn
– Kiểm tra độ dày màng sơn
– Sửa các lỗi
 
Quy trình sơn nhà
 
Đặc điểm một số loại công trình
 
1. Sơn nội thất nhà ở gia đình
 
– Nhiều chi tiết phức tạp trên một diện tích nhỏ
– Nhiều màu
– Có đồ đạc bạn ngay tại nơi sơn, chú ý di chuyển ra khỏi khu vực sơn vì rơi vãi trong thi công là không thể tránh khỏi.
– Có ánh sáng đèn để kiểm tra các lỗi trên bề mặt.
– Ít chịu tác động từ môi trường (có thể dùng loại sơn rẻ tiền hơn sơn ngoại thất).
– Yêu cầu về trang trí cao. Đòi hỏi thợ thi công tỉ mỉ và chuyên nghiệp.
– An toàn lao động cao hơn.
 
2. Sơn ngoại thất nhà ở cho công trình
 
+ Thợ sơn nhà công trình
 
– Chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết dẫn đến thời gian thi công bị phụ thuộc. Loại sơn dùng chắc chắn phải có chất lượng tốt hơn sơn nội thất.
– Thi công tầng cao cần nhiêm ngặt mức độ an toàn.
– Sử dụng các biện pháp chống ẩm, chống thấm, chống kiềm nhiều hơn.
– Không có ánh sáng nhân tạo để kiểm tra lỗi của bề mặt.
 
3. Nội thất không gian công cộng nhỏ (Quán café , nhà hàng …)
 
+ Công trình quán cafe
 
– Chú trọng đặc biệt về màu sắc và trang trí. Sử dụng những lọai vật liệu tốt nhất, thi công tỉ mỉ, dẫn đến giá thành cao hơn.
– Sử dụng nhiều về các kỹ thuật thi công sơn đặc biệt như: Sơn giả đá, sơn vân mây, sơn giả gỗ, sơn sần…
– Kết hợp màu sơn với ánh sáng , đòi hỏi phải thiết kế chuyên nghiệp.
 
4 .Nhà cũ sơn lại
 
– Chú trọng công tác vệ sinh trước khi sơn.
– Xử lí triệt để các lỗi về chống thấm, chống ẩm, lỗi nứt nẻ.
– Lỗi bề mặt do va chạm trong quá trình sử dụng.
– Nên sơn lại theo định kì bảo hành sơn.

Bài viết liên quan

© 2017 JupiterPaint. All rights reserved.