Kỹ thuật sơn bề mặt bê tông

Bề mặt bê tông có đặc tính trơn nhẵn do trên mặt là lớp xi măng có mác cao hơn nhiều so với tường trát. Vì vậy khi sơn lên trên bề mặt thì độ bám dính sẽ rất kém, dễ xảy ra tình trạng sơn không thể bám vào được. Tuy nhiên vẫn có thể khắc phục được tình trạng trên khi bạn sơn trên bề mặt bê tông và tuân thủ theo các bước được hướng dẫn dưới đây.

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Bạn cần phải làm sạch bề mặt của bê tông cần sơn. Các dụng cụ cần là:

- Bàn chải sắt để đánh sạch các lớp bụi bẩn rêu mốc, hay các lớp sơn cũ. Có thể phải dùng cả dụng cụ đục để đục các mép vết nứt nhằm loại bỏ rêu mốc hay bụi bẩn.

- Máy xịt rửa áp lực cao để phun xịt thật sạch bụi bẩn đã được đánh ra, phải đảm bảo thật sạch thì lớp sơn mới bền chắc sau này.

- Loại bỏ hoàn toàn dầu mỡ hay cặn bám lâu ngày bằng nước tẩy rửa vệ sinh chuyên dụng. Bạn có thể dùng tri-sodium phosphate (TSP)  tẩy rửa để đảm bảo cho lớp sơn sau này bám dính tốt và bền màu hơn. Chất tẩy rửa này thường được bán ở các cửa hàng kim khí tổng hợp...

Bịt kín các vết nứt, vết đục hay vết lồi lõm trên bề mặt để tạo mặt phẳng.

Bạn có thể sử dụng keo dán vít bê tông hoặc dùng vữa bê tông trộn thêm phụ gia ( chất kết dính có độ đàn hồi tốt) để xử lý. Sơn Jupper  gợi ý bạn hãy trộn xi măng cát vàng mác cao với sơn chống thấm hoặc sơn trắng chống thấm màu theo tỷ lệ 1:1 để trám bịt các vết nứt. Trước khi trám, hãy làm ẩm khu vực xung quanh bạn nhé.

Sau khí trám bịt được bề mặt bằng phẳng bạn phải dùng nylon che đậy kín để dảm bảo lớp trám bịt đó khô từ từ. Lưu ý là nên che thêm cả hai bên khoảng cách đủ rộng để lớp tiếp giáp mới và cũ cũng được khô từ từ, có như vậy mới đảm bảo được sự liên kết giữa chúng.

Nếu bạn đang xử lý thấm nứt mái thì bạn cũng cần phải làm như vậy cả bên dưới của mặt mái, tức là trần nhà. Việc bịt kín vết nứt trần nhà với mục đích là tránh hơi ẩm có thể ngấm vào từ bên dưới để phá lớp phủ bên trên mặt mái ( hơi ẩm có xu hướng bốc lên).

Bước 2: Lựa chọn sơn phù hợp

Việc trước tiên bạn cần là xem dự báo thời tiết trong khoảng thời gian sơn. Tốt nhất là khô ráo và không quá nắng nóng. Bạn không thể sơn trong tiết trời mưa ẩm được, và nếu thời tiết quá khô nóng, khi bề mặt bê tông lên tới 50 đến 60 độ C thì không chắc sơn sẽ bám dính tốt vào bê tông. Sơn Jupper khuyên bạn nên sơn vào lúc thời tiết khô nhiệt độ khoảng 25 - 30 độ C, và hãy sơn vào lúc chiều tối. Sau khi sơn xong bạn sẽ có khoảng 12h cho sơn đông kết.

Sơn lót trên bề mặt bê tông tạo sự liên kết bám dính

Vì là lớp bê tông nên khi sơn nhất thiết bạn cần phải có xi măng. Thích hợp nhất là sử dụng sơn chống thấm trộn xi măng để làm lớp sơn lót. Nếu để sơn màu phủ sau này thì bạn hãy dùng xi măng trắng, còn không thì hãy dùng xi măng nâu. Lớp sơn lót có tác dụng tạo độ bám dính đồng nhất với bề mặt bê tông cũ.

Bạn hãy sơn 2 lớp với nguyên tắc lớp trước khô mới sơn lớp tiếp theo.

Bạn hãy sử dụng sơn chống thấm Jupper.

Sơn phủ ngăn hơi ẩm xâm nhập để tránh tách lớp

Sau khi sơn lót xong, bạn hãy để lớp sơn đó khô hẳn rồi mới tiến hành sơn lớp tiếp theo. Lúc này bạn hãy dùng sơn chống thấm màu ( Vì sơn chống thấm màu có độ đàn hồi co giãn dài tốt hơn so với sơn chống thấm trộn xi măng nên tránh đước nứt gãy khi bị tia UV mạnh chiếu vào). Ngoài ra sơn chống thấm màu còn có tác dụng ngăn hơi ẩm thẩm thấu vào bên trong gây ra tách lớp, tránh được bong tróc sau này.

Bạn hãy sơn 2 lớp với nguyên tắc lớp trước khô mới sơn lớp tiếp theo

Bước 3: Bảo dưỡng lớp sơn.

Bảo dưỡng lớp sơn là việc bạn cần phải làm. Sau khi sơn xong buổi chiều để qua đêm đến sáng hôm sau, nếu trời có nắng thì nhất thiết bạn phải dùng dụng cụ che đậy bề mặt sơn. Bạn che đậy trong khoảng 2 đến 3 ngày khi trời nắng, khi tắt nắng thì bạn bỏ ra. 

Việc bảo dưỡng này có lợi ích là làm cho lớp tiếp giáp bê tông cũ này bám dính chặt chẽ hơn, không bị sốc do mất nước và khô kiệt, sơn khô từ từ đông kết hoàn toàn.


Bài viết liên quan

© 2017 JupiterPaint. All rights reserved.