Chống thấm hiệu quả sàn mái nhà hay sàn nhà vệ sinh bằng màng bitum khò nóng

Chống thấm bằng màng bitum khò nóng (hoặc tự dính) cho sân thượng, sàn nhà vệ sinh có hiệu quả rất cao so với các phương pháp chống thấm truyền thống khác. Chính vì lẽ đó, hôm nay caitaonhadep.vn sẽ giới thiệu tới quý vị và các bạn phương pháp thi công chống thấm bằng phương pháp hữu hiệu này.
 
 
Chống thấm bằng màng bitum khò nhiệt là một phương pháp chống thấm hiệu quả.
  

Giới thiệu phương pháp chống thấm mái nhà hoặc sàn nhà vệ sinh hiệu quả bằng màng Bitum khò nhiệt

Màng chống thấm khò nhiệt hay còn gọi là màng chống thấm khò nóng gốc Bitum là màng chống thấm dẻo, được sản xuất từ hỗn hợp giầu bitum và hợp chất polymers APP được chọn lọc (Atactic Poly Propylen), có khả năng chịu nhiệt, chống tia tử ngoại UV và khả năng chống thấm cao.  
Lớp Bitum polymer bao phủ hoàn toàn cho lớp gia cố bằng lưới polyester sản xuất theo phương pháp Spunbond không đan bên trong màng. Màng có các đặc tính cơ học và có độ bền mỏi cao và được khuyến nghị sử dụng cho các kết cấu tiếp xúc với nhiệt độ cao như trên mái nhà hay sân thượng. 

Các ứng dụng của màng khò nhiệt bitum:

+ Lớp chống thấm bên dưới lòng đất cho các bề mặt bê tông và vữa trát tiếp xúc trực tiếp với đất.
+ Sàn mái phẳng hoặc sân thượng.
+ Sàn nhà vệ sinh hay sàn ban công.
+ Sàn tầng hầm, các công trình ngầm v.v,...
+ Chống thấm tường xung quanh tầng hầm..vv..

Các bước tiến hành thi công chi tiết tấm chống thấm bitum khò nóng

Công tác chuẩn bị bề mặt.

- Vệ sinh bề mặt bê tông lót khỏi bụi bẩn, dầu mỡ và các tạp chất khác….
- Tiến hành trám vá bề mặt bê tông bị lõm, rỗ. Đục bỏ vật liệu thừa.
- Bề mặt quá lồi lõm, sử dụng máy mài làm phẳng bề mặt. Công đoạn này phải chú trọng vì bề mặt xấu có thể đâm rách màng.
- Bo vữa, xi măng cát mác cao thành hình lòng máng tại các vị trí góc.
- Lớp vữa xi măng cát bảo vệ, mác 75 - 100 dày 30mm.
- Lớp bê tông cốt thép. 

Bước 1: Quét lớp lót tạo dính: Dùng Bitum dạng lỏng

Dùng lu sơn để thi công trên bề mặt bằng rộng. Lớp lót bitum dàn mỏng và đều, phải bao phủ kín bề mặt bê tông
Chỉ thi công diện tích sơn lót cho diện tích thi công có thể làm trong ngày.
Sau khi lớp lót khô khoảng 6 giờ ở 30oC (cảm nhận bằng cách sờ lên bề mặt không dính tay) tiến hành dán màng bitum chống thấm. 

Bước 2: Dán màng chống thấm Bitum

Tiến hành thi công:

- Kiểm tra toàn bộ lớp màng trước khi dán. Bảo đảm bề mặt khò phải được úp xuống dưới.
- Đặt các cuộn vào vị trí cần chống thấm và trải ra để chuẩn bị đèn khò thổi lên các tấm trải.
- Sau đó cuốn ngược lại nhưng không được làm thay đổi các hướng đã định, rồi từ từ trải ra và bắt đầu làm nóng bề mặt bằng đèn khò dùng gas.
- Dụng cụ này sẽ làm bề mặt tan chảy và làm lớp màng nhầy dính vào bề mặt đã được sơn lót.
- Tổ chức thi công từ vị trí thấp nhất và đi về hướng cao dần (nếu bề mặt có độ dốc).
- Lướt ngọn lửa qua lại và đều đặn vào bề mặt khò dính bên dưới màng. Đồng thời đốt nóng phần diện tích bề mặt thi công, dán phần màng đã khò vào khu vực này, thao tác nhanh các bước để đạt hiệu quả cao. Chú ý phân bố nguồn nhiệt đồng đều.
- Tác dụng lực cơ học (sử dụng con lăn gỗ hoặc ấn mạnh lực chân) ép phần màng ở khu vực đã khò để tạo một bề mặt phẳng khi hoàn thiện và tránh hiện tượng nhốt bọt khí.

Chú ý:

Tại vị trí chồng mí. Dùng đèn đốt nóng chảy mép màng, dùng bay thi công miết mạnh để làm kín phần tiếp giáp.
Các vị trí yếu phải gia cố: Thao tác này kéo dài chất lượng bám dính và tuổi thọ màng. Vì vậy chú trọng gia cố các điểm yếu như: góc tường, khe co giãn, cổ ống.

Nếu có hiện tượng bong bóng khí xuất hiện làm phồng rộp màng sau khi thi công, đâm thủng khu vực đó bằng vật sắc nhọn cho thoát hết khí sau đó dán đè tám khác lên với biên độ chồng mí là 50mm.

Sau khi thi công hệ thống màng chống thấm, lập tức phải làm lớp bảo vệ, tránh làm rách, hỏng màng do lưu thông, vận chuyển dụng cụ, thiết bị, đặt thép. 

Thi công lớp bảo vệ trong thời gian sớm nhất có thể. Nếu để lâu, màng sẽ bị bong rộp khỏi bề mặt dán do sự co giãn dưới tác động thay đổi nhiệt độ.

Bài viết liên quan

© 2017 JupiterPaint. All rights reserved.