3 phương pháp thi công sơn mịn như ý không nên bỏ qua

Bạn là thợ thi công sơn đang cần biết các phương pháp thi công sơn để được lớp sơn mịn và có độ dày đồng nhất? Làm thợ mách bạn 3 phương pháp thi công sơn mịn như ý không nên bỏ qua để căn phòng đẹp như ý nhé!

1. Phương pháp thi công sơn bằng con lăn

Đây là phương pháp thi công sơn phổ biến hiện nay và được ứng dụng rộng rãi, bởi khả năng thích ứng với nhiều địa hình và thi công cũng khá đơn giản. Khi sử dụng cách này, bạn cần chú ý 02 điều cơ bản như sau:

– Về việc lựa chọn con lăn:

  • Điều trước tiên là bạn phải chọn con lăn sạch sẽ và không tan trong sơn. Khi đó, bạn mới có màu sơn đẹp như ý
  • Khi chọn sơn trên bề mặt kim loại thì nên chọn con lăn từ 6 ÷19mm. Sợi dài hơn có thể sơn được nhiều hơn nhưng không tạo được bề mặt mịn. Vì vậy chúng sử dụng cho các ứng dụng bề mặt không cần mịn hay sơn khô nhanh. Các con lăn có lông ngắn cho bề mặt mịn hơn. Do đó thường áp dụng cho lớp sơn phủ ngoài.
  • Ngoài ra còn có loại con lăn dùng cho ống và hàng rào, và con lăn áp lực để sơn liên tục.

– Về kỹ thuật sơn:

Lựa chọn con lăn tốt đảm bảo mới chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ để có lớp sơn hoàn hảo là một tay nghề vững chắc.

  • Nhúng con lăn thấm hoàn toàn trước khi sơn. Sau đó lăn dọc theo đường cần sơn cho tới khi lớp sơn thấm ướt lên bề mặt
  • Với lần lăn đầu tiên của con lăn thì nên sơn ra ngoài để đẩy toàn bộ bọt khí có trong con lăn ra
  • Kỹ thuật lăn đúng là thi công theo dạng hình chữ V hay W tùy theo kích thước của khu vực cần sơn
  • Các lớp tiếp theo sau đó được lăn qua để lấp đầy các hình vuông tạo ra ban đầu. Chỉ nên lăn với áp lực vừa phải, áp lực lớn có thể gây ra bọt khí trên màng cũng như làm bọt khí thấm vào con lăn.
  • Quá trình sơn cần hoàn thành với một nét nhẹ vuông góc (thường là chiều thẳng đứng) để tạo ra bề mặt mịn và bằng phẳng nhất.

2. Phương pháp thi công sơn bằng chổi

Phương pháp này yêu cầu kỹ thuật cao hơn so với thi công bằng con lăn

  • Thợ sơn phải có tay nghề cao khi thi công lớp sơn phủ bằng phương pháp quét để tạo ra màng sơn mịn và có độ dày đồng nhất
  • Sơn từ chỗ khô tới chỗ ẩm, phủ màng lên bề mặt và lặp lại trên phần ướt của nét trước đó.
  • Màng sơn được quét trên tất cả các điểm khác của bề mặt, chỗ nứt và các góc
  • Chú ý những vị trí màng sơn bị chảy, lõm phải được quét lại.
  • Để tạo ra độ dày màng sơn đầy đủ tại các vị trí dễ bị hỏng hoặc khó thi công như các cạnh và góc của chi tiết kim loại, đầu đai ốc, bulong v.v cần sơn dặm từ một đến vài lần

Yêu cầu với chổi sơn:

Chổi sơn phải có chất lượng tốt với khả năng dễ uốn của sợi lông mềm để tạo sự tương thích với lớp sơn. Đồng thời phải có kích thước thích hợp với các vùng phải sơn. Chổi thường không vượt quá 100mm chiều ngang. Sợi lông không dài quá 90mm. Chổi sơn phải được giữ sạch ở điều kiện thích hợp khi không sử dụng.

3. Phương pháp thi công sơn bằng cách phun

Khác với lăn hay dùng chổi quét, phun sơn là phương pháp thi công sơn bằng cách tán sơn nhỏ bằng đầu phun: không khí nén, phun không có không khí, phun áp lực lớn, phun tĩnh điện, và phun thể tích lớn áp suất thấp.

  • Trang thiết bị phải được giữ trong điều kiện sạch sẽ đảm bảo khi thi công sơn không tạo bụi. Sơn không bị hỏng do khô hay các tạp chất khác trong màng sơn.
  • Nguồn cung cấp không khí phải không có hơi ẩm và dầu. Có thể xác định thông qua việc sử dụng giấy thấm trắng theo hướng dẫn tại ASTM D4285. Bất kỳ lượng dung môi nào còn dư trong thiết bị đều phải được loại bỏ hoàn toàn trước khi sơn.

  • Các thành phần sơn phải được giữ ở dạng hỗn hợp trong bình phun hay thùng chứa trong suốt quá trình phun, được khuấy trộn cơ học liên tục hoặc gián đoạn. Màng sơn phải tạo thành lớp đồng nhất. Có sự chồng lấn ở mép các vệt thi công. Phải điều chỉnh các thành phần của hệ thống sao cho màng sơn phun đảm bảo đồng nhất. Trong quá trình phun, súng phun phải đặt (vuông góc) với bề mặt. Ở khoảng cách đảm bảo lớp sơn ướt bám được lên bề mặt. Ngừng bấm súng phun khi kết thúc đường sơn. Kỹ thuật sơn kém sẽ dẫn đến hao phí nhiều sơn. Tất cả các vết chảy, võng đều phải chải đều hoặc mài lại khi sơn đã đóng rắn.
  • Các vùng dễ bị hỏng, các cạnh sắc, vùng khó tiếp cận phải được xử lý bằng phương pháp sơn dặm. Phương pháp quét hoặc bôi trát được sử dụng cho các vùng không thể đưa súng phun hay chổi quét vào như vết nứt, đường nứt …
  • Đặc biệt cần theo dõi đối với thông tin về loại sơn, tỷ lệ dung môi cần thiết, nhiệt độ và kỹ thuật sơn. Tránh cho sơn không quá nhớt, quá khô hay quá loãng khi phủ lên bề mặt.

4. Một số phương pháp khác

 

Ngoài 03 phương pháp thi công sơn phổ biến trên. Hiện nay một số nơi và một số hạng mục chuyên biệt có thể sử dụng các phương pháp khác như:

  • Tấm để sơn làm từ một loại vải tổng hợp dạng cuộn gắn với một miếng xốp. Kích thước tấm sơn sơn thông thường là 100x175mm với chiều dài sợi 5mm. Thường sử dụng tấm sơn trong trường hợp bề mặt lớn tương tự như dùng con lăn.
  • Găng tay sử dụng để sơn là dạng bao tay da cừu, được nhúng vào sơn và trát lên bề mặt. Phương pháp này thích hợp đối với các bề mặt hình ống và lan can
  • Bả sơn bằng bay thường được dùng cho các lớp màng phủ dày.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức và lựa chọn đúng đắn phương pháp thi công sơn cho ngôi nhà của mình


Bài viết liên quan

© 2017 JupiterPaint. All rights reserved.